Bảo Lãnh Diện K3 Có Thể Đưa Vợ-Chồng Sang Mỹ Nhanh Hơn Không?

Thứ Tư, 09 Tháng Mười 201300:00(Xem: 64412)
Bảo Lãnh Diện K3 Có Thể Đưa Vợ-Chồng Sang Mỹ Nhanh Hơn Không?
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Sở di trú từng nói rằng họ cố gắng hoàn tất duyệt xét đơn bảo lãnh vợ-chồng trong vòng 6 tháng, nhưng dường như khó thực hiện được. Hiện nay, Sở di trú tại tiểu bang California đang phải mất 9 tháng để duyệt xét hồ sơ bảo lãnh vợ-chồng của công dân Hoa Kỳ.

Có cách nào để đưa người phối ngẫu của qúy vị sang Mỹ nhanh hơn không? Thật là không dễ dàng để có thể trả lời chính xác câu hỏi này vì mọi việc đều tùy thuộc vào số lượng công việc của các văn phòng di trú, Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) và Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Tuy nhiên, có một sự lựa chọn và đôi khi hữu hiệu. Chúng ta đang nói về về chiếu khán (visa) diện K3.

Chiếu khán K3 được dành cho người phối ngẫu và con độc thân, dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh và nếu đơn bảo lãnh này CHƯA được Sở di trú chấp thuận. Người bảo lãnh sẽ phải nộp thêm đơn I-129F là một phần trong thủ tục bảo lãnh diện K3.

Chiếu khán K3 cho phép các đương đơn đến Hoa Kỳ nhưng phải đợi cho đến khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh nguyên thủy. Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, họ mới có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh. Không cần phải nộp đơn K3 nếu người bảo lãnh không muốn làm, và có thể đợi Sở di trú hoàn tất việc duyệt xét.

Chiếu khán K3 nghe có vẻ là một ý kiến hay cho đôi vợ chồng không muốn Sở di trú hoàn tất việc duyệt xét đơn bão lãnh diện hôn nhân. Nhưng điều này có thật là một chọn lựa tốt hay không?

Trước hết, theo Sở di trú thuộc tiểu bang California, hiện nay thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh diện vợ-chồng và đơn bảo lãnh diện K3 không khác nhau bao nhiêu, có thể chênh lệch khoảng 2 hoặc 3 tháng. Bởi vậy, việc bảo lãnh diện K3 chưa chắc đã có lợi.

Ngược lại, diện K3 lại có một bất lợi khá lớn. Diện K3 phải chờ Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh. Vì thế, Tổng Lãnh sự ở Sài Gòn không thể biết Sở di trú ở Hoa Kỳ có sẽ chấp thuận hoặc từ chối đơn bảo lãnh diện vợ-chồng này. Kết quả là Tổng Lãnh sự sẽ xét duyệt hồ sơ K3 rất kỹ lưỡng, và tình trạng diện K3 bị từ chối thường cao hơn diện bảo lãnh vợ chồng bình thường, không cần nộp thêm đơn K3.

Một lý do khác là Lãnh sự thường do dự chấp thuận các hồ sơ K3 vì đơn Bảo Trợ Tài Chánh dành cho những hồ sơ này không bị ràng buộc nhiều về pháp luật.

Sau cùng, người phối ngẫu khi nhập cảnh Hoa Kỳ với diện K3 sẽ vẫn còn thuộc diện phi-di-dân. Điều này có nghĩa là Thẻ Xanh chỉ có thể xin sau khi Sở di trú hoàn tất việc duyệt xét đơn bảo lãnh vợ chồng nguyên thủy. Và thời gian chờ đợi Thẻ Xanh có thể mất thêm 12 tháng hoặc lâu hơn. Trái lại, người phối ngẫu nhập cảnh Hoa Kỳ như một di dân bình thường sẽ đương nhiên nhận Thẻ Xanh qua bưu điện trong vòng 2 đến 3 tháng sau khi đến Mỹ.

Vì thế, theo sự khảo sát của chúng tôi, trong thời điểm hiện nay, việc chọn lựa nộp đơn diện K3 trong những hồ sơ bảo lãnh vợ-chồng không bảo đảm được duyệt xét nhanh hơn.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Nếu Lãnh sự Hoa Kỳ từ chối đơn xin chiếu khán K3, điều gì sẽ xảy ra cho đơn bảo lãnh đang chờ Sở di trú ở Hoa Kỳ duyệt xét?

- Đáp: Nếu diện K3 bị từ chối vì thiếu bằng chứng hoặc trở ngại về việc bảo trợ tài chánh, vẫn còn có thể được phỏng vấn lại sau khi Sở di trú chấp thuận đơn bảo lãnh vợ-chồng.

- Hỏi: Để tiết kiện thời gian, tôi có thể nộp đơn K3 với Sở di trú cùng thời gian với việc nộp đơn bảo lãnh xin chiếu khán di dân cho vợ tôi hay không?

- Đáp: Qúy vị phải đợi cho đến khi nộp đơn bảo lãnh I-130 xin chiếu khán di dân và nhận được biên nhận đã nhận đơn từ Sở di trú. Sau đó, quý vị mới có thể nộp đơn K3.

- Hỏi: Đơn bảo lãnh vợ tôi đang ở Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tại New Hamshire, nhưng có vẻ vợ tôi sẽ phải chờ khá lâu mới có ngày phỏng vấn xin chiếu khán. Tôi có thể nộp đơn K3 để giúp hồ sơ được giải quyết nhanh hơn không?

- Đáp: Đơn K3 không thể dùng để đẩy nhanh thủ tục duyệt xét của NVC. Những hồ sơ này chỉ liên quan đến Sở di trú và phải đợi đơn bảo lãnh được chấp thuận.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Chủ Nhật, 14 Tháng Tám 2022(Xem: 9291)
(Robert Mullins International) Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê. Trong cả hai diện bảo lãnh vợ - chồng và hôn phu - thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, liên lạc qua các mạng xã hội, những chuyến về Việt Nam, v.v… Sở di trú đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt N
Chủ Nhật, 07 Tháng Tám 2022(Xem: 9249)
(Robert Mullins International) Một người vợ hoặc chồng là người ngoại quốc nhập cảnh Hoa Kỳ với loại chiếu khán (visa) phi-di-dân, không vi phạm diện nhập cảnh, có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh nếu họ hợp lệ để xin chiếu khán di dân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp nộp đơn xin thẻ xanh theo diện đầu tư EB-5 trực tiếp kinh doanh, hay lao động EB-3. Chúng tôi sẽ viết về 2 diện EB này trong những kỳ tới. Nếu qúy vị là khách du lịch với chiếu khán loại B-2, hoặc là sinh viên du học, hoặc nhập cảnh với chiếu khán miễn thị thực WT, qúy vị có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn với một công dân Mỹ.
Thứ Hai, 01 Tháng Tám 2022(Xem: 8315)
(Robert Mullins International) Tiếp theo phần 1 kỳ trước, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Chúng tôi tiếp tục giai đoạn 4 đến 6 trong thủ tục xin nhận con nuôi gồm có 6 giai đoạn. Sau khi bạn chấp nhận được kết hợp với một đứa trẻ cụ thể, bạn sẽ nộp đơn lên USCIS để được chấp thuận tạm thời cho đứa trẻ đó nhập cư vào Hoa Kỳ bằng cách nộp Mẫu I-800, Đơn Yêu cầu Phân loại Người nhận con nuôi Công ước là Người thân ngay lập tức. USCIS sẽ đưa ra quyết định tạm thời về việc liệu đứa trẻ có đáp ứng định nghĩa của một người được chấp nhận Công ước hay không và có khả năng đủ điều kiện để được nhận vào Hoa Kỳ hay không.
Thứ Hai, 25 Tháng Bảy 2022(Xem: 7658)
(Robert Mulllins International) Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020, việc nhận con nuôi quốc tế từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã không còn giới hạn đối với trẻ em có nhu cầu đặc biệt, trẻ em trên năm tuổi và trẻ em trong nhóm anh chị em ruột. Thời gian chờ đợi để nhận được giấy giới thiệu của một trẻ em được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài theo diện nhu cầu đặc biệt thường ngắn hơn so với những trẻ em khác. Việt Nam là thành viên của Công ước về con nuôi La Hay (Hague), nên việc nhận con nuôi từ Việt Nam phải tuân theo một quy trình cụ thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình thông qua Công ước. Bạn phải hoàn thành các bước này theo thứ tự sau để đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý cần thiết. Việc nhận con nuôi được hoàn thành không theo trình tự có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể hoặc dẫn đến việc đứa trẻ không đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư vào Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 18 Tháng Bảy 2022(Xem: 7742)
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 6 năm 2022, một tòa án Quận hạt Hoa Kỳ ở California đã yêu cầu Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) phải duyệt xét đơn I-526/E mới (Đơn xin di dân của Doanh nhân nước ngoài) từ việc đầu tư di dân thông qua các Trung tâm vùng EB-5 đã được ủy quyền trước đây. Đạo luật về Liêm chính và Cải tổ EB-5, một phần của Luật chi tiêu Omnibus, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 3 năm 2022. Nó đã tái ủy quyền và thực hiện các thay đổi đối với chương trình Trung tâm vùng sau khi hết hạn. Quyết định của tòa án trong vụ Behring Regional Center LLC kiện Mayorkas đã tuân theo quyết định của Sở di trú rằng tất cả các Trung tâm vùng trước đây cần phải tìm kiếm sự tái ủy quyền sau khi chương trình được khôi phục.
Thứ Hai, 11 Tháng Bảy 2022(Xem: 8182)
(Robert Mullins International) Từ nhiều năm qua chúng ta đã thấy chính phủ Hoa Kỳ ưu đãi những thường trú nhân,bảo lãnh vợ/chồng, con cái độc thân trên và dưới 21 tuổi bằng cách xét nhanh hơn trước gần một nửa thời gian? Và thường trú nhân có thể xin miễn giảm (đơn I-601A) cho người phối ngẫu mà từ trước chỉ có công dân Hoa Kỳ mới đủ tiêu chuẩn lập mẫu đơn này. Quý vị nào sẽ đủ điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn để người hôn phối thường trú nhân nộp đơn xin thẻ xanh ngay khi đang ở Hoa Kỳ? Đó là những đương đơn đến Mỹ theo một loại chiếu khán không di dân và vẫn duy trì tình trạng hợp lệ cho đến khi được cấp thẻ xanh.
Thứ Hai, 04 Tháng Bảy 2022(Xem: 7983)
(Robert Mullins International) Các Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International đã có cơ hội giúp cho nhiều qúy vị tăng-ni Phật giáo ở Việt Nam và các nước khác được cấp chiếu khán (visa). Các loại chiếu khán phục vụ tôn giáo, được gọi là R-1, có loại ngắn hạn và loại chiếu khán dài hạn dành cho những người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo. Các loại chiếu khán tôn giáo R-1 có thể xin được bằng cách nộp đơn xin chiếu khán phi di dân theo cách thông thường ở Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Loại chiếu khán dành cho người di dân đặc biệt phục vụ tôn giáo cần phải nộp mẫu đơn I-360 và phải được cơ quan di trú tại Hoa Kỳ phê chuẩn. Sau khi được chấp thuận, người phục vụ tôn giáo này có thể xin ở lại Hoa Kỳ làm việc tôn giáo với quy chế thường trú nhân.
Thứ Hai, 27 Tháng Sáu 2022(Xem: 8174)
Văn phòng Robert Mullins International thường nhận nhiều câu hỏi về di trú của độc giả và thân chủ. Chúng tôi sẽ lần lược đăng tải những câu hỏi tiêu biểu đa số quý vị có cùng một thắc mắc. Bài viết tuần này chúng tôi sẽ nói đến câu hỏi về sự khác biệt cũng như quyền lợi di trú và không-di-trú giữa hai loại chiếu khán B1/B2 chiếu khán tham quan du lịch, và WT, chiếu khán miễn thị thực. Có hai điểm cần nói ở đây: Điểm thứ nhất, trước đây, tất cả những người có chiếu khán loại WT bị ngăn cấm không được xin chuyển diện khi đang ở Hoa Kỳ. Họ phải trở về nước của họ khi chiếu khán hết hạn. Họ được yêu cầu phải rời khỏi Hoa Kỳ mà không thể thay đổi diện chiếu khán của họ.
Chủ Nhật, 19 Tháng Sáu 2022(Xem: 7387)
(Robert Mullins International) Nhân Viên Lãnh Sự: Nhân viên lãnh sự chỉ được huấn luyện căn bản về luật di trú, thông thường chỉ tham dự khóa học 31 ngày để bắt đầu sự nghiệp của họ tại các Văn Phòng Ngoại Vụ. Họ cũng được huấn luyện để giải thích "những sự biểu lộ trên mặt" của đương đơn và làm sao có thể dựa vào bản năng của họ để quyết định số phận hồ sơ xin chiếu khán. Các nhân viên lãnh sự cũng như chúng ta - họ đôi khi cũng phạm lỗi lầm. Vấn đề đối với các đương đơn xin chiếu khán là những lỗi lầm của nhân viên Lãnh sự không dễ sửa và có thể mất nhiều thời gian để sửa. Để tránh lầm lẫn trong những hồ sơ có vấn đề, nhân viên lãnh sự thường có khuynh hướng từ chối những hồ sơ này. Đây là cách an toàn cho sự nghiệp thăng tiến của họ. Các nhân viên lãnh sự không thể chọn nơi họ sẽ phục vụ. Họ có thể chỉ mới chân ướt chân ráo đến một quốc gia nào đó và có rất ít thời gian hoặc được huấn luyện để học hỏi về văn hóa địa phương, phong tục và thói quen.
Chủ Nhật, 12 Tháng Sáu 2022(Xem: 7720)
(Robert Mullins International) Chiếu khán (visa) là giấy phép du hành đến Hoa Kỳ và các viên chức di trú tại phi trường ở Mỹ đều yêu cầu xuất trình giấy phép này để nhập cảnh Hoa Kỳ. Những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán được thực hiện nhằm giúp cho viên chức lãnh sự quyết định nếu đương đơn hợp lệ theo luật để được nhập cảnh Hoa Kỳ. Những câu trả lời của đương đơn xin chiếu khán về những câu hỏi của nhân viên lãnh sự rất quan trọng. Những du khách đi du lịch hoặc công việc phải cho thấy (a) mục đích của họ đến Hoa Kỳ là nghiêm chỉnh và hợp pháp, (b) họ sẽ nhập cảnh tạm thời và trở về nơi cư trú của họ ở nước ngoài, và (c) họ có đủ khả năng tài chánh để không làm việc bất hợp lệ.