Cải Tổ Di Trú Trong Năm 2014: Có Hay Không Có?

Thứ Tư, 28 Tháng Năm 201400:00(Xem: 33584)
Cải Tổ Di Trú Trong Năm 2014: Có Hay Không Có?

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ.

Đã có nhiều tiên đoán trái ngược nhau về khả năng thành hình những đạo luật di trú mới trong năm 2014. Một số người cảm nhận rằng có ba lý do tại sao vấn đề Cải Tổ Di Trú sẽ không được thông qua trong năm nay.

Lý do thứ nhất: Đây là năm bầu cử. Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ sẽ tránh bàn đến cải tổ di trú vì đây là vấn đề rất nhạy cảm và dễ gây tranh cãi. Trong một số tiểu bang, nếu ứng cử viên ủng hộ việc cải tổ thì họ sẽ mất sự ủng hộ của những cử tri chống cải tổ. Tại một số tiểu bang khác, đặc biệt là những tiểu bang cạnh biên giới và tiểu bang Florida, nếu họ không ủng hộ việc cải tổ thì họ sẽ mất phiếu của những cử tri ủng hộ vấn đề cải tổ di trú.

Lý do thứ hai: Cải tổ di trú không phải là một vấn đề ưu tiên đối với hầu hết cử tri Hoa Kỳ sinh trưởng ở Mỹ. Theo một nghiên cứu đầu tháng Năm, 20% dân chúng nói rằng vấn đề thất nghiệp và việc làm là vấn đề quan trọng nhất. 19% dân chúng nói rằng họ không hài lòng với chính phủ, ý nói đến quốc hội, chính trị gia, lãnh đạo và lạm dụng quyền lực. 17% chọn kinh tế là vấn đề quan trọng hàng đầu. Chỉ có 3% dân chúng nghĩ rằng di trú là quan tâm chính.

Vì người dân Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm lớn nhất của họ về kinh tế, thất nghiệp và vai trò lãnh đạo, nên hầu hết ứng cử viên sẽ nhắm vào việc làm ra những đạo luật làm tăng trưởng kinh tế và việc làm, hoặc nhắm vào những mục tiêu làm luật cho tiểu bang chẳng hạn như những nguồn năng lượng thiên nhiên, súng hoặc chương trình bảo hiểm sức khỏe Obamacare.

Lý do thứ ba: Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ bất dồng về vấn đề cải tổ di trú, và ngay cả trong nội bộ đảng Cộng Hòa cũng chia rẽ về việc này. Một số thành viên đảng Cộng Hòa hứa hẹn thảo luận về vấn đề cải tổ sau khi nắm khối đa số trong quốc hội. Một số thành viên Cộng Hòa khác nói rằng họ không tin ông Obama phê chuẩn những gì họ thông qua, vì thế việc cải tổ sẽ phải đợi lâu hơn nữa sau năm nay.

Tổng thống Obama mới đây đã nói rằng chỉ có một cảnh cửa sổ rất nhỏ bé để thông qua việc cải tổ trong năm nay. Sau đó, các ứng cử viên quốc hội sẽ tập trung 100% vào việc vận động bầu cử.

Nhưng nếu nhìn vấn đề này từ một quan điểm lạc quan hơn, chúng ta thấy một nghiên cứu khác cho biết đã có sự ủng hộ rất lớn về việc cải tổ di trú toàn diện - kể cả trong nội bộ đảng Cộng Hòa. 64% các cử tri đảng Cộng Hòa tham gia một cuộc nghiên cứu nói rằng họ muốn có cải tổ di trú, so với sự ủng hộ của 78% cử tri thuộc khối Dân Chủ và 71% thuộc nhóm độc lập. Nhiều cuộc thăm dò trên toàn quốc cho thấy có sự ủng hộ rất lớn về việc cải tổ di trú toàn diện, mặc dù quốc hội chưa có thể thực hiện được điều gì kể từ khi Thượng viện thông qua dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện của riêng viện này hồi tháng Sáu năm 2013.

Tất cả những cuộc thăm dò trên toàn quốc cho thấy nhóm người gốc nói tiếng Tây Ban Nha và nhóm người gốc Châu Mỹ La Tinh "ủng hộ mạnh mẽ" cải tổ di trú toàn diện. Trên toàn thể, chỉ có 12% số người trong những cuộc thăm dò kể trên nói rằng họ "phản đối mạnh mẽ" việc cải tổ này. Hầu hết những người chống đối thuộc đảng bảo thủ Cộng Hòa và các thành viên thuộc đảng Trà (Tea Party).

Có hai thí dụ gần đây về sự thay đổi di trú đã xảy ra bên ngoài tòa quốc hội. Thứ nhất, tiểu bang Florida đã chấp thuận cấp tiền học phí tiểu bang cho những trẻ em ngoại kiều bất hợp pháp, và thứ hai là Bộ Nội An sẽ cho phép người hôn phối của những người có chiếu khán (visa) H-1B đang được bảo lãnh sẽ được phép làm việc tại Hoa Kỳ.

Chúng ta có thể sẽ thấy nhiều sáng kiến di trú được chấp thuận từ nhiều tiểu bang khác và các cơ sở chính quyền liên bang, mà không có sự trợ giúp từ quốc hội. Liên quan đến con đường đưa đến quy chế thường trú nhân và quốc tịch cho những ngoại kiều bất hợp pháp, sẽ phải đợi cho đến khi quốc hội có những hành động thích hợp.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Cộng đồng Việt Nam có nên ủng hộ Cải Tổ Di Trú không?

- Đáp: Nếu chúng ta nói đến dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện theo phiên bản năm 2013 của Thượng viện, dường như không mang lợi ích nhiều cho cộng đồng Việt Nam. Theo phiên bản này, diện bảo lãnh anh chị em (F4) sẽ bị hủy bỏ, và diện cha/mẹ công dân Mỹ bảo lãnh con có gia đình (F3) sẽ bị giới hạn. Luật này nhấn mạnh đến những đơn bảo lãnh dự trên điểm tưởng lệ hơn là liên hệ gia đình.

- Hỏi: Nếu quốc hội không mang lại lại luật di trú mới, liệu các tiểu bang riêng lẻ có thể tự hành động không?

- Đáp: Đã có một vài tiểu bang đã chấp thuận việc cấp bằng lái xe và trợ cấp học phí cho ngoại kiều bất hợp pháp, nhưng vẫn chỉ đến giới hạn đó thôi và không có hành động nào hơn nữa từ quốc hội.

- Hỏi: Nếu Tối Cao Pháp Viện quyết định thuận lợi vấn đề Luật Bảo vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA-F2B), quyết định này có thể giúp cho tất cả hồ sơ diện F2B không?

- Đáp: Chúng ta vẫn đang đợi Tối Cao Pháp Viện quyết định vấn đề này. Quyết định của họ sẽ chỉ áp dụng cho những người có tên trên đơn bảo lãnh diện F3 và F4, vì họ đã quá tuổi để được áp dụng luật CSPA khi cha mẹ của họ di dân sang Hoa Kỳ.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
Thứ Sáu, 23 Tháng Giêng 2009(Xem: 102439)
Chữ "Ước Mơ" (DREAM) được tiêu biểu cho các ý nghĩa sau đây: Sự Phát Triển (the Development), Trợ Giúp (Relief), và Giáo Dục (Education) cho Trẻ Ngoại Kiều (Alien Minors).
Thứ Năm, 15 Tháng Giêng 2009(Xem: 92717)
Lời thú nhận "có tội" là con đường mà 95% những hồ sơ hình sự được định đoạt. Trong những hồ sơ mà bị cáo không phải là công dân Hoa Kỳ, lời thú nhận có thương lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng và phải đi đến một số thay đổi làm tội nhẹ đi.
Thứ Tư, 07 Tháng Giêng 2009(Xem: 98568)
Trong chủ đề kỳ này, chúng ta sẽ nói đến hai đề tài liên quan đến các hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 2009(Xem: 95083)
Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời.
Thứ Tư, 24 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97693)
Trong năm 2008, người ta không thấy có những tiến triển nào quan trọng trong các luật lệ về di trú toàn cầu.
Chủ Nhật, 21 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 99220)
Tại Đông Nam Á, công dân ở các nước Nhật, Brunei, Tân Gia Ba và Nam Hàn có thể sang Hoa Kỳ để du lịch hay làm công việc nào đó và cư ngụ trong 90 ngày mà không cần xin chiếu khán (visa)
Thứ Tư, 10 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 97968)
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không? Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Thứ Sáu, 05 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 104930)
Hàng năm, văn phòng chúng tôi thường nhận hai, ba câu hỏi tương tự như sau: "Tôi ở Việt Nam và có liên hệ với một cô gái, kết quả là đứa con chung của chúng tôi ra đời. Làm sao tôi có thể đưa cháu sang Hoa Kỳ?".
Thứ Tư, 26 Tháng Mười Một 2008(Xem: 99327)
Nếu bạn đã có Thẻ Xanh tạm có giá trị 2 năm, bạn cần phải nộp đơn xin Thẻ Xanh dài hạn chính thức (có giá trị 10 năm) trước khi Thẻ Xanh tạm hết hạn.
Thứ Sáu, 21 Tháng Mười Một 2008(Xem: 104767)
Đôi lúc, thính giả hoặc thân chủ của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International hỏi tại sao lại mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm tra lý lịch người xin chiếu khán (visa) di dân hoặc xin Thẻ Xanh. Đã có một số người phải đợi trên 2 năm cho việc thẩm tra lý lịch. Tại sao vậy?