Chiếu Khán Phục Vụ Tôn Giáo R-1 Lịch Cấp Chiếu Khán Di Dân Tính Đến Tháng 01-2009

Thứ Sáu, 02 Tháng Giêng 200900:00(Xem: 41281)
Chiếu Khán Phục Vụ Tôn Giáo R-1 Lịch Cấp Chiếu Khán Di Dân Tính Đến Tháng 01-2009

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

Chiếu khán R-1 được cấp cho các nhân viên phục vụ trong lãnh vực tôn giáo. Đây là loại chiếu khán phi-di-dân, chiếu khán tạm thời. Quốc hội Hoa Kỳ đã hạn chương trình cấp chiếu khán R-1 đến ngày 6 tháng 3 năm 2009, và có thể tiếp tục gia hạn một lần nữa khi khóa họp quốc hội mới khai diễn. Tháng 11/2008 vừa qua, cơ quan di trú USCIS đã công bố một điều luật sau cùng liên quan đến các chiếu khán dành do nhân viên phục vụ tôn giáo, và sau đây là những điểm thay đổi:

Một người muốn xin chiếu khán R-1 phải là một mục sư, một thầy tu hay một nữ tu đang làm một công việc tôn giáo hay một công việc hướng về tôn giáo.

Một mục sư hay một tu sĩ là người được đào tạo đầy đủ và được quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo và thực hiện những bổn phận khác giống như các công việc thường làm của giới tăng lữ trong các tôn giáo.

Chiếu khán R-1 còn được cấp cho các đương đơn: chuyên làm công việc tế lễ, giảng dạy về tôn giáo, tham vấn tôn giáo, dịch thuật tôn giáo và những nhà phát thanh về tôn giáo.

Luật mới hiện nay đòi hỏi tất cả các đương đơn xin chiếu khán R-1, kể cả đang ở Hoa Kỳ hay ở ngoại quốc, muốn nộp đơn xin chiếu khán R-1, trước hết phải nộp mẫu đơn I-129 và đơn bổ túc xin chiếu khán R cho cơ quan di trú USCIS tại Trung Tâm Dịch Vụ California (tức USCIS / California Service Center). Các đương đơn R-1 không thể nộp đơn qua Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn như trước nữa.

Trước khi chấp thuận đơn xin chiếu khán, cơ quan di trú USCIS sẽ cử các nhân viên điều tra đến xem xét nơi thực hiện công việc tôn giáo của người bảo lãnh. Các nhân viên điều tra có thể đi thẩm tra các tu viện, phỏng vấn các nhân viên phục vụ ở các nơi này, và duyệt xét hồ sơ của tổ chức tôn giáo liên quan đến việc tuân hành các luật lệ và điều lệ của sở di trú.

Thời gian tối đa được cư ngụ của diện R-1 là 5 năm. Sở di trú sẽ cấp chiếu khán 30 tháng khi người phục vụ tôn giáo đến Hoa Kỳ. Một lần gia hạn 30 tháng nữa có thể được cấp phát, và tổng cộng thời gian sẽ là 5 năm.

Chiếu khán R-1 có tính cách tạm thời, nhưng chiếu khán cấp cho Những Người Phục Vụ Tôn Giáo Di Dân Đặc Biệt (tức Special Immigrant Religious Worker) sẽ là thường trú. Một người phục vụ tôn giáo di dân đặc biệt sẽ nộp mẫu đơn I-360; trong khi các đương đơn xin chiếu khán tôn giáo R-1 sẽ nộp mẫu đơn I-129 và đơn bổ túc diện R.
LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ĐẾN THÁNG 01-2009
A-IR-1, IR-2, IR-5, R-1 (Tôn Giáo): Luôn luôn hiệu lực
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 15-06-2002 (Tăng 3 tuần)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 15-05-2004 (Tăng 6 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 22-03-2000 (Tăng 5 tuần)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 01-08-2000 (Tăng 1 tuần)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 08-02-1998 (Tăng 5 tuần)

Hỏi Đáp Di Trú:

- Hỏi: Ai có thể nộp đơn I-360 để xin Thẻ Xanh như trường hợp những người phục vụ tôn giáo?

- Đáp: Thẻ Xanh dành cho những người phục vụ tôn giáo thường là các mục sư hay tu sĩ đến Hoa Kỳ lần đầu tiên, hay những người phục vụ tôn giáo đã từng phục vụ ở Mỹ một thời gian nào đó.

- Hỏi: Sau khi ở Mỹ 5 năm, người phục vụ tôn giáo R-1 có thể gia hạn chiếu khán được nữa không?

- Đáp: Người này sẽ phải trở về Việt Nam trong một năm, và sau đó lại nộp đơn xin diện R-1. Diện tôn giáo này sẽ cho phép họ trở lại Hoa Kỳ thêm 5 năm nữa.


Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

=END=

Thứ Tư, 12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16375)
The rule of consular non-reviewability began more than a hundred years ago in order to limit or prevent Chinese immigrants from entering the United States.
Thứ Năm, 06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15195)
Six years ago, the Adoption Agreement between the US and Vietnam was terminated because of some “irregularities” in Vietnam, including accusations of baby-selling. In September this year, the Agreement was re-instated, but with major changes.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười 2014(Xem: 14787)
Some sponsors tell their relatives that it might be better for them to remain in Vietnam because of the hardships that immigrants face after arrival in the US.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười 2014(Xem: 13785)
Recently, we’ve been talking about the differences in culture between the younger immigrant and their sponsors, and how this can sometimes create misunderstanding.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười 2014(Xem: 12977)
The key to avoiding conflict between sponsors and new immigrants is for each group to understand what has happened in the lives of the other group. But this is easier said than done.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười 2014(Xem: 12797)
If you sign an I-864 Affidavit of Support, does “Bao Lanh” mean the same as “Lanh No”? The answer is ”No”.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười 2014(Xem: 13381)
It is easy for older members of our audience to recall the events after 30 April 1975, but for our younger listeners, we provide this summary.
Thứ Tư, 24 Tháng Chín 2014(Xem: 13777)
Vietnam’s Central Adoption Authority, the Ministry of Justice, announced that it has authorized two U.S. adoption service providers to facilitate intercountry adoptions in Vietnam.
Thứ Tư, 10 Tháng Chín 2014(Xem: 16626)
The answer to this depends on how much the person is willing to invest, and whether or not he wants to be actively involved in the business and control the financial aspect of the business.
Thứ Ba, 02 Tháng Chín 2014(Xem: 18255)
There is no physical line of waiting immigrants, and really no virtual line in the process either.